Thứ sáu, 29/03/2024

THƯ VIỆN ẢNH THƯ VIỆN ẢNH

Video Hoạt Động Video Hoạt Động

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 6,823
Tổng số trong ngày: 622
Tổng số trong tuần: 17,325
Tổng số trong tháng: 136,325
Tổng số trong năm: 541,309
Tổng số truy cập: 6,691,170

Hướng dẫn xử lý tài chính đối với doanh nghiệp tái cơ cấu

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Xử lý tài chính doanh nghiệp tái cơ cấu là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 69/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ.

Thông tư nêu rõ, trường hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính không chấp hành đúng chế độ quy định, gây thất thoát vốn, tài sản thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, căn cứ phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, Công ty Mua bán nợ quyết định giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết. Mức giảm trừ nghĩa vụ trả nợ tối đa bằng số âm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trừ đi phần giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ nợ khác nếu có và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời, các chủ nợ khác quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo thỏa thuận giữa các bên.

Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tái cơ cấu tiếp tục xử lý tài chính theo quy định. Trong đó, lợi nhuận phát sinh được phân phối theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp phát sinh lỗ thì doanh nghiệp tái cơ cấu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để có biện pháp khắc phục, bồi thường theo quy định.

Tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, sau khi bù trừ các khoản bồi thường nếu có mà doanh nghiệp tái cơ cấu vẫn còn lỗ lũy kế thì Công ty Mua bán nợ phối hợp với các chủ nợ tham gia tái cơ cấu xem xét, thực hiện tiếp việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu tối đa bằng số lũy kế. Trường hợp này, Công ty Mua bán nợ thực hiện giảm trừ nghĩa vụ trả nợ từ nguồn chênh lệch còn lại giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ sau khi trừ đi nguồn chênh lệch đã xử lý./.

(Phan Xuân Văn – Theo TC)

 

Văn bản mới Văn bản mới