Thứ tư, 29/05/2024

THƯ VIỆN ẢNH THƯ VIỆN ẢNH

Video Hoạt Động Video Hoạt Động

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 11,119
Tổng số trong ngày: 375
Tổng số trong tuần: 9,681
Tổng số trong tháng: 116,165
Tổng số trong năm: 844,552
Tổng số truy cập: 6,994,413

Tiếp tục phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, vải thiều vụ Chiêm Xuân 2023-2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang vừa ban hành Công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, vải thiều vụ Chiêm Xuân 2023-2024.
Triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả.

Theo nhận định của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật từ nay đến cuối vụ Chiêm Xuân, các đối tượng sâu bệnh tiếp tục gây hại nặng trên cây lúa và cây vải. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập ngay Tổ chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng năm 2024 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan, đơn vị, các thành viên trong Tổ chỉ đạo. Đôn đốc các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, vườn đồi để hướng dướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại.

Cụ thể, đối với lúa Chiêm Xuân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, tập đoàn rầy và bệnh đạo cổ bông, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, chỉ đạo phun phòng đối với trà lúa giai đoạn thấp tho trỗ (khi lúa trỗ 5%), đặc biệt quan tâm phòng trừ trên các giống nhiễm như: Lúa nếp, lúa BC15, TBR225, Bắc thơm 7….

Đối với ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu nằm trong danh mục được phép sử dung ở Việt Nam để phun phòng trừ. Với cây vải thiều cần tập trung phòng trừ kịp thời các đối tượng đã xuất hiện và gây hại như: Sâu đục quả, bệnh thán thư, bọ xít…

Từ giai đoạn đỏ cuống cần tập trung chỉ đạo hướng dẫn các nhà vườn phun phòng trừ bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu, có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật  được phép sử dụng trên cây vải; đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách), đảm bảo thời gian cách ly; ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phân công cán bộ trong Tổ chỉ đạo sâu bệnh tăng cường phối hợp các cơ quan chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố tập trung theo dõi diễn biến tình hình phát sinh của sâu cuốn lá nhỏ, tập đoàn rầy, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, hại lúa và sâu đục quả hại vải, tham mưu các biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự lây lan của sâu, bệnh trên diện rộng. Tiếp tục phối hợp với cơ quan tuyên truyền của tỉnh làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của các đối tượng sâu, bệnh gây hại trên cây lúa và cây vải vụ Chiêm Xuân 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.

* Xem chi tiết Công văn tại đây./.

Nguyễn Miền

Văn bản mới Văn bản mới