Thứ tư, 26/06/2024

THƯ VIỆN ẢNH THƯ VIỆN ẢNH

Video Hoạt Động Video Hoạt Động

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 14,073
Tổng số trong ngày: 3,897
Tổng số trong tuần: 14,761
Tổng số trong tháng: 137,153
Tổng số trong năm: 999,365
Tổng số truy cập: 7,149,226

Quy định về quản lý, sử dụng kinh phí trích từ khoản thu hồi qua công tác thanh tra

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Ngày 26/12/2016 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 327/2016/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.

Theo đó các cơ quan thanh tra nhà nước được trích lại một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp ngân sách nhà nước theo các mức  cụ thể như sau:

Một là, đối với cơ quan Thanh tra Chính phủ được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 50 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 50 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 80 tỷ đồng/năm.

Hai là, đối với thanh tra của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm.

Ba là, đối với thanh tra các Sở, thanh tra các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 2 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 3 tỷ đồng/năm.

Các cơ quan thanh tra nhà nước được sử dụng kinh phí được trích để chi cho các nội dung: Tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng; Bổ sung chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm; Bổ sung chi phục vụ các hoạt động thanh tra, chi cho việc mua thông tin phục vụ việc xử lý thu hồi tiền vi phạm; tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chi hỗ trợ, động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài cơ quan thanh tra đã tích cực phối hợp trong công tác; Chi khen thưởng, khuyến khích, động viên cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan thanh tra;  Hỗ trợ các khoản chi khác mang tính chất phúc lợi tập thể.

Cơ quan thanh tra nhà nước chủ động sử dụng số kinh phí được trích để chi theo các nội dung quy định tại Thông tư này. Mức chi các nội dung nêu trên do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước xem xét, quyết định và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc Quy chế quản lý, sử dụng khoản kinh phí được trích.

Hàng năm các cơ quan thanh tra lập dự toán thu, chi ngân sách căn cứ vào ước thực hiện số tiền thực thu nộp vào ngân sách nhà nước do cơ quan thanh tra phát hiện của năm hiện hành để xác định kinh phí trích của năm kế hoạch và gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2017 và thay thế thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012./.

(Thu Trang st)

Văn bản mới Văn bản mới